Trang chủ
Giới thiệu
Tổ chức
Ba công khai
Hoạt động
Tuyển sinh
Đào tạo
Biểu diễn
Nghiên cứu
Hợp tác quốc tế
Liên hệ

Kỷ niệm 65 năm thành lập Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
Giảng viên
Sinh viên
Quản lý Đào tạo
Thư điện tử Bộ VHTTDL
Thư điện tử Học viện
e-VNAM
Học bạ điện tử
Tin ảnh

Lượt truy cập: 13705321
Tin tức hoạt động Thứ bảy, 21/12/2024

DỰ THẢO

ĐỀ ÁN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY

CỦA HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM

NĂM 2017

                                                                                              

I. NHỮNG CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ XÂY DỰNG ĐẾ ÁN

  • Luật Giáo dục do Quốc hội ban hành ngày 18/06/2012;
  • Chiến lược, Quy hoạch phát triển ngành và phát triển nhân lực ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đến năm 2020, tầm nhìn 2030;
  • Quy chế tuyển sinh Đại học chính quy ban hành kèm thông tư số 05/2017/TT-BGDĐT ngày 25/1/2017 của Bộ giáo dục và Đào tạo;
  • Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo thông tin số 04/2017/TT-BGDĐT ngày 25/01/2017;
  • Thông tư số 32/2015-BGDĐT ngày 16/12/2015 về xác định chỉ tiêu tuyển sinh đối với cơ sở giáo dục đại học;
  • Công văn số 37/BGDĐT-GDĐH V/v Rà soát, cung cấp và công bố thông tin tuyển sinh hệ chính quy Đại học.
  • Đề án tuyển sinh riêng của Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt năm 2016.

 

II. BỐ CỤC CỦA ĐỀ ÁN

Phần 1. Thông tin chung về nhà trường

Phần 2. Thông tin về tuyển sinh của 3 năm trước liền kề

Phần 3. Các thông tin của năm tuyển sinh

Phần 4. Tổ chức thực hiện

Phần 5. Mục đích, nguyên tắc, ưu điểm, lộ trình và cam kết thực hiện.

 

PHẦN 1. THÔNG TIN CHUNG VỀ NHÀ TRƯỜNG

I. Giới thiệu về trường và ngành đào tạo

1. Quá trình phát triển và sứ mệnh nhà trường

1.1 Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam được thành lập năm 1956, tiền thân là trường Âm nhạc Việt Nam. Năm 1982 đổi tên thành Nhạc viện Hà Nội. Năm 2008 được Chính phủ đổi tên thành Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

Trong quá trình 60 năm xây dựng và phát triển, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam luôn là trung tâm đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp hàng đầu của cả nước với ba chức năng chính: đào tạo, nghiên cứu khoa học và biểu diễn.

1.2 Sứ mệnh: Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam là cơ sở đào tạo, nghiên cứu và biểu diễn âm nhạc chuyên nghiệp hàng đầu của cả nước; tham gia vào việc định hướng, giáo dục nhằm nâng cao đời sống âm nhạc cho toàn xã hội; đóng góp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

2. Chuẩn đầu ra, ngành đào tạo và vị trí việc làm của ngành đào tạo

2.1 Chuẩn đầu ra: Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam đã đào tạo gần 10.0000 cán bộ âm nhạc cho hệ thống các nhạc viện, các trường và các đơn vị nghệ thuật ở Việt Nam. Ngoài ra, Học viện còn đào tạo hàng trăm cán bộ âm nhạc cho nước bạn lào và Campuchia; mở lớp dạy nhạc cụ cổ truyền và nhạc cụ phương tây cho một số học sinh nước ngoài như: Pháp, Đức, Thụy Điển, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đan Mạch v.v. Nhiều giảng viên và học sinh đã giành được huy chương vàng và giải thưởng cao tại các cuộc thi âm nhạc quốc gia và quốc tế.

2.2 Các ngành đào tạo: Học viện Âm nhạc Việt Nam có quy mô đào tạo đặc thù của ngành âm nhạc; có chương trình, giáo trình đào tạo theo hướng chuẩn quốc tế; đảm bảo chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu và nhu cầu của xã hội. Các ngành đào tạo hiện tại bao gồm:

  • Nhạc cụ phương tây như: Violon, Viola, Violoncello, Contrebass, Flute, Obois, Clarinet, Fagott, Trompet, Cor, Trombone, Tuba, Gõ giao hưởng,Accordeon, Guitare, Saxophone, Guitar Jazz, Piano Jazz, Bass Jazz, Gõ Jazz, Keyboard Jazz.
  • Đào tạo Nhạc cụ Truyền thống như: Đàn Bầu, Đàn Nhị, Đàn Tranh, Đàn 36 dây, Sáo Trúc, Đàn Tỳ Bà, Đàn Nguyệt, Gõ Dân tộc.
  • Các chuyên ngành còn lại như: Piano, Chỉ huy Hợp xướng, Chỉ huy Giao hưởng, Âm nhạc học, Sáng tác, Thanh nhạc, Sư phạm âm nhạc.

2.3 Vị trí làm việc của ngành đào tạo: Hầu hết các ngành đào tạo tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam đều đáp ứng và phục vụ tốt nhu cầu về các lĩnh vực âm nhạc của xã hội. Các cử nhân ra trường thường có công việc đúng chuyên ngành có thể về lĩnh vực biểu diễn, giảng dạy hoặc sáng tác  âm nhạc nghệ thuật v.v.

II. Điều kiện đảm bảo chất lượng

1. Cơ sở vật chất và quy mô giảng viên

1.1 Cơ sở vật chất:  Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam có tổng diện tích đất: 63.850m2, diện tích sàn xây dựng là: 36.023m2, trong đó giảng đường phòng học 12.951m2 bao gồm 185 phòng học  để phục vụ giảng dạy về chuyên ngành âm nhạc và một số các phòng học về tin học, ngoại ngữ, văn hóa; Thư viện có diện tích 2.496m2. Gồm  02 phòng hòa nhạc để phục vụ công tác biểu diễn, hội nghị, thực hành và phục vụ nhiệm vụ chính trị. Khu kí túc xá với diện tích 3.426m2 gần 300 chỗ ở cho học sinh, sinh viên của Học viện có nhu cầu ở kí túc xá.

Theo thống kê cụ thể:

 

Đơn vị

 

Tổng số

 

NỘI DUNG

tính

 

 

A

1

2

I - Đất đai nhà trường quản lý sử dụng

 

 

Diện tích đất đai (Tổng số)

m2

63.850

II- Diện tích sàn xây dựng (Tổnng số)

m2

36.023

Trong đó:

 

 

1- Hội trường/giảng đường/phòng học: Diện tích

m2

12.951

Số phòng học

Phòng

185

Trong đó:

 

 

                1.1 - Phòng máy tính

m2

78

                        Số phòng

Phòng

 

               1.2 - Phòng học ngoại ngữ

m2

104

                        Số phòng

Phòng

2

              1.3 - Phòng nhạc, hoạ

m2

 

                        Số phòng

Phòng

 

2. Thư viện/Trung tâm học liệu:  Diện tích

m2

2.496

                        Số phòng

Phòng

4

3-Phòng thí nghiệm: Diện tích

m2

 

                        Số phòng

Phòng

 

4- Xưởng thực tập, thực hành: Diện tích

m2

8.946

                        Số phòng

Phòng

2

5- Nhà tập đa năng: Diện tích

m2

916

                        Số phòng

Phòng

1

6- Nhà ở học sinh (ký túc xá): Diện tích

m2

3.426

                        Số phòng

Phòng

60

7-Diện tích khác

 

 

 - Bể bơi : Diện tích

m2

 

 - Sân vận động: Diện tích

m2

7.288

1.2 Quy mô giảng viên: số giảng viên và cán bộ nhân viên tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam có hơn 300 người, theo thống kê cụ thể:

 

Cán bộ nhân viên và Giảng viên

 

 

Tổng số

 

Tổng nữ

 

Học hàm

TSKH và TS

Thạc sĩ

 

 

Đại học

học

 

Cao đẳng

đẳng

 

Khác

 

Giáo sư

Phó giáo sư

A

1

2

5

7

9

11

15

17

19

I- Cán bộ nhân viên:

118

54

0

3

6

19

50

2

21

1- Cán bộ quản lý (HT, PHT)

3

1

 

1

2

1

 

 

 

Trong đó: Kiêm nhiệm giảng dạy

1

 

 

 

1

   

 

 

2- Cán bộ hành chính, nghiệp vụ

85

43

 

2

4

18

41

1

1

Trong đó: Kiêm nhiệm giảng dạy

15

10

 

2

4

8

1

   

3- Nhân viên phục vụ

30

10

       

9

1

20

II- Giảng viên cơ hữu (2)

206

92

 

8

22

13

53

   

III-Giảng viên thỉnh giảng

70

38

2

3

3

28

3

17

 

IV-Danh hiệu :

                 

                   - Nhà giáo ưu tú

2

0

 

 

 

 

 

 

  2. Tổng Quy mô đào tạo và số sinh viên đã tốt nghiệp trong 5 năm

Nhóm ngành

Quy mô hiện tại

Số SV đã tốt nghiệp trong 5 năm

ĐH

CĐSP

ĐH

CĐSP

Nhóm ngành II

398

 

462

 

Tổng

398

 

462

 

          

   3. Quá trình sàng lọc và tỷ lệ việc làm của sinh viên tốt nghiệp trước năm tuyển sinh:

 

TT

Nhóm ngành

Chỉ tiêu TS của khóa đã tốt nghiệp

Số  SV trúng

 tuyển nhập học của khóa đã tốt nghiệp

Số SV bị sàng lọc trong quá trình đào tạo

Số SV tốt nghiệp trước năm tuyển sinh

Trong đó số SV tốt nghiệp đã có việc làm

Số lượng

Số lượng

(1)

(2)

(3)

 

(6)

(7)

(8)

(9)

1

Âm nhạc học

52210201

 

11

1

10

9

90%

2

Sáng tác ÂN

52210203

 

1

0

1

1

100%

3

Thanh nhạc

52210205

 

32

2

30

28

93%

4

BDNC phương tây

52210207

 

24

2

22

18

82%

5

Piano

52210208

 

5

2

3

3

100%

6

Nhạc Jazz

52210209

 

3

0

3

2

67%

7

BDNCTT

52210210

 

19

1

18

16

89%

8

Tổng cộng

150

95

8

87

77

88%

 

 

4. Giảng viên cơ hữu theo nhóm ngành:

Giảng viên cơ hữu các theo nhóm ngành

Tổng số

Trong đó

Tỷ lệ sinh viên/ giảng viên

GS

PGS

Tiến sĩ

Thạc sĩ

Đại học

Cao đẳng

Số giảng viên quy đổi

Nhóm ngành II

206

 

8

14

131

53

 

 

7/1

 

PHẦN 2. THÔNG TIN VỀ TUYỂN SINH CỦA 3 NĂM TRƯỚC LIỀN KỀ

Nhóm ngành/ Ngành/ tổ hợp xét tuyểt

Năm TS 2016

Năm TS 2015

Năm TS 2014

Chỉ tiêu

Số TT

Điểm TT

Chỉ tiêu

Số TT

Điểm TT

Chỉ tiêu

Số TT

Điểm TT

Nhóm ngành II

150

102

25

150

91

25

150

98

25

Tổng

150

102

X

150

91

X

150

98

X

 

PHẦN 3. CÁC THÔNG TIN CỦA NĂM TUYỂN SINH

  1. Đối tượng tuyển sinh

Thí sinh đăng ký dự thi vào Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam phải có các điều kiện như sau:

  • Tốt nghiệp Trung cấp âm nhạc hoặc có trình độ tương đương Trung cấp âm nhạc.
  • Tốt nghiệp THPT hoặc Bổ túc THPT.
  1. Phạm vi tuyển sinh

Học viện Âm nhạc Quốc gia việt Nam nhận hồ sơ đăng ký tuyển sinh của tất cả các thí sinh trong cả nước.

  1. Khối thi và phương thức tuyển sinh

Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam tổ chức tuyển sinh bằng phương thức kết hợp giữa thi tuyển; xét tuyển thẳng và  xét tuyển cụ thể:

  1.  Khối thi: Học viện âm nhạc QGVN tuyển sinh theo khối năng khiếu (khối N).
  2.  Các phương thức tuyển sinh
    1. Phương thức Thi tuyển kết hợp xét tuyển
  • Thi môn KT cơ sở và Môn cơ bản  kết hợp  xét tuyển môn Ngữ văn.
  • Môn KT cơ sở: Chuyên môn chính.
  • Môn cơ bản (Kiến thức âm nhạc và Ghi âm) bao gồm các phần: Piano cơ bản (đối với các chuyên ngành Âm nhạc học; Sáng tác và Chỉ huy),  Phân tích Hoà âm; Hình thức âm nhạc và Ghi âm (áp dụng cho tất cả các Chuyên ngành).
  1. Các môn thi cụ thể cho các ngành:

STT

Tên ngành

Môn thi

1

 Âm nhạc học

1. Môn cơ sở: Chuyên ngành( viết tiểu luận).

2. Môn cơ bản: KTÂNTH (KTÂN và Ghi âm).

2

 Sáng tác âm nhạc

1. Môn cơ sở: Viết sáng tác

2. Môn cơ bản: KTÂNTH (KTÂN và Ghi âm).

3

Chỉ huy

(02 Chuyên ngành)

1. Môn cơ sở: Chỉ huy

2. Môn cơ bản: KTÂNTH (KTÂN và Ghi âm).

4

 Thanh nhạc

1. Môn cơ sở: Biểu diễn Thanh nhạc

2. Môn cơ bản:KTÂNTH (KTÂN và Ghi âm).

5

 Piano

1. Môn cơ sở: Biểu diễn Piano

2. Môn cơ bản: KTÂNTH (KTÂN và Ghi âm).

6

 Biểu diễn nhạc cụ phương Tây

 (16 Chuyên ngành)

1. Môn cơ sở:- Biểu diễn nhạc cụ

2. Môn cơ bản: KTÂNTH (KTÂN và Ghi âm).

7

 Biểu diễn nhạc cụ truyền thống

 (07 Chuyên ngành)

1. Môn cơ sở:- Biểu diễn nhạc cụ

2. Môn cơ bản KTÂNTH (KTÂN và Ghi âm).

8           

Nhạc Jazz                                         

(06 Chuyên ngành)                                                                   

1. Môn cơ sở:- Biểu diễn nhạc cụ

2. Môn cơ bản: KTÂNTH (KTÂN và Ghi âm).

 

  1. Xét tuyển môn Ngữ văn: môn Ngữ văn từ 5 điểm trở lên (trường hợp đặc biệt sẽ do Hội đồng tuyển sinh quyết định), xét tuyển dựa trên một trong các kết quả sau:
  • Điểm trung bình chung môn Ngữ văn trong học bạ (theo quy định của Bộ) của 3 năm học THPT.
  • Điểm trung bình chung môn Ngữ văn trong 3 năm học cuối trung cấp (theo quy định của Bộ) của chương trình Văn hoá phổ thông hệ TCCN.
  • Điểm thi môn Ngữ văn (theo quy định của Bộ) trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia.

Lưu ý: Thí sinh bắt buộc phải chọn và đăng ký một trong 3 hình thức xét tuyển trên.

  1. Dự kiến điểm trúng tuyển và cách tính điểm.

Điểm trúng tuyển:

  • Điểm Chuyên ngành: Hội đồng tuyển sinh quyết định căn cứ kết quả tuyến sinh.
  • Điểm Kiến thức âm nhạc tổng hợp và Ghi âm: Từ 5,00 điểm trở lên.

          Cách tính điểm:

  • Điểm Chuyên ngành: Hội đồng chấm điểm độc lập và lấy điểm trung bình chung.
  • Điểm Kiến thức âm nhạc tổng hợp và Ghi âm: tính tổng điểm (không có thành phần bị điểm liệt).

3.2.2 Phương thức xét tuyển thẳng.

 Theo quy chế của Bộ GD&ĐT đối với các thí sinh đã đoạt giải thưởng tại các cuộc thi âm nhạc Quốc tế. Học viện sẽ xét công nhận các cuộc thi dựa trên tiêu chí và quy mô của cuộc thi mà thí sinh đã đoạt giải thưởng. Thủ tục xét tuyển theo quy chế của bộ GD&ĐT.

3.2.3 Phương thức xét tuyển.

  • Đối với các thí sinh tốt nghiệp hệ TCCN tại Học viện ANQGVN và đã tốt nghiệp THPT. Trong đó: ngành Piano điểm tốt nghiệp chuyên ngành từ 9.5 điểm trở lên; Tất cả các ngành còn lại điểm tốt nghiệp chuyên ngành từ 9 điểm trở lên. Điểm tốt nghiệp các môn thuộc khối Kiến thức âm nhạc bao gồm: Lý thuyết âm nhạc, Hoà âm, Trích giảng âm nhạc, Hình thức âm nhạc, Ký xướng âm, Piano cơ bản (LSC) từ 7 điểm trở lên.
  • Chỉ tiêu xét tuyển là:  không quá 15% trên tổng chỉ tiêu.

Lưu ý: các trường hợp có nguyện vọng xét thủ khoa thì không áp dụng xét tuyển thẳng, xét tuyển  mà phải tham gia thi tuyển theo đúng quy định.

  1. Chỉ tiêu tuyển sinh

Chỉ tiêu đăng ký năm 2017: 150 chỉ tiêu cho tất cả các chuyên ngành đào tạo hệ Đại học.

   5. Phương thức đăng kí dự thi

  1.  Hồ sơ bắt buộc gồm:
  1. Phiếu đăng ký dự thi đại học năm 2017 (theo mẫu của Học viện).
  2. Bản sao có công chứng Bằng tốt nghiệp THPT hoặc THBT đối với các thí sinh tốt nghiệp từ năm 2017 trở về trước.
  3. Bằng Trung cấp âm nhạc hoặc giấy chøng nhËn tr×nh ®é t­¬ng ®­¬ng (nếu có).
  4. Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời đối với các thí sinh tốt nghiệp năm 2017 (Dự kiến ngày nộp: ngày 14 và 15 tháng 6 năm 2017, thí sinh không nộp sẽ không được công nhận kết quả thi tuyển).
  5. Hồ sơ chứng nhận ưu tiên (nếu có).
  6. 2 ảnh chân dung mới cỡ 3 x 4.
  7. 2 phong bì, ghi địa chỉ nơi nhận.

 Lưu ý: Đối với thí sinh lựa chọn và đăng ký xét tuyển môn Ngữ văn dựa vào điểm trung bình chung trong học bạ hoặc 3 năm học cuối của hệ TCCN. Ngoài hồ sơ bắt buộc nêu trên phải nộp bản sao có công chứng  học bạ THPT hoặc Bảng điểm môn ngữ văn 3 năm học cuối hệ TCCN.

5.2 Thời gian, địa điểm và phương thức nhận hồ sơ (dự kiến)

  1. Thời gian: Từ ngày 08/5/2017 đến hết ngày 30/6/2017.
  2. Địa điểm: Văn phòng tuyển sinh, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam số 77, phố Hào Nam, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
  3. Phương thức: Nộp trực tiếp tại Văn phòng tuyển sinh Học viện ANQG Việt Nam.

 Gửi chuyển phát nhanh qua bưu điện về: Văn phòng tuyển sinh - Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, số 77, Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội.

  1. Lệ phí tuyển sinh

Thực hiện theo quy định của Bộ GDĐT về chế độ thu và sử dụng lệ phí tuyển sinh đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp. Hình thức nộp lệ phí thi có 2 hình thức:

  • Trực tiếp tại văn phòng tuyển sinh, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
  • Chuyển khoản: Số tài khoản 12810000026529 tại ngân hàng BIDV chi nhánh Chương Dương. Học viện Âm nhạc Quốc Gia Việt Nam.

Lưu ý: Không sử dụng hình thức nộp lệ phí thi: chuyển tiền qua Bưu điện.

PHẦN 4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1.  Chuẩn bị thi tuyển sinh

1.1 Căn cứ “Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy” của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các văn bản hướng dẫn về công tác tuyển sinh, Hội đồng tuyển sinh của Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam điều hành các công việc liên quan đến công tác tuyển sinh, Hội đồng tuyển sinh của Học viện do Giám đốc Học viện làm Chủ tịch Hội đồng. Hội đồng tuyển sinh có trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo toàn bộ công việc thi và tuyển sinh.

Hội đồng tuyển sinh có các Ban giúp việc theo quy định của Quy chế tuyển sinh: Ban thư ký,Ban đề thi, Ban coi thi, Ban chấm thi, Ban cơ sở vật chất, Ban thanh tra…

1.2 Thông báo trên website của Học viện, trên các phương tiện thông tin đại chúng phương án tuyển sinh của Học viện. Thông tin tuyển sinh của Học viện bao gồm: tên trường, ký hiệu trường, địa chỉ liên hệ, trình độ đào tạo, ngành đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh, phương thức tuyển sinh, khối thi, môn thi, thời gian thi, vùng tuyển và các thông tin khác liên quan khác.

1.3 Chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực… cho việc biên soạn đề thi, tổ chức thi, chấm thi …

2.  Thời gian thi

 Thời gian thi được tổ chức trên cơ sở đảm bảo các cơ hội cho thí sinh có thể tham gia thi và xét tuyển vào các khối ngành khác. Dự kiến 02 tuần sau kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017.

3.  Địa điểm thi

Địa điểm thi tại Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Địa chỉ: số 77 phố Hào Nam, quận Đống Đa, Hà Nội. Địa điểm thi do Học viện chủ động bố trí và đảm bảo an toàn và thuận tiện nhất cho thí sinh.

4.  Ra đề thi

4.1  Nhà trường thành lập Ban đề thi trực thuộc Hội đồng tuyển sinh để ra đề thi riêng các môn thi năng khiếu như: Âm nhạc học, Sáng tác, Kiến thức âm nhạc tổng hợp, Xướng âm, Ghi âm.

4.2 Yêu cầu về nội dung đề thi, qui trình ra đề thi, bảo mật đề thi, quản lý, phân phối sử dụng đề thi phải phù hợp với đặc thù của ngành đào tạo, nhưng không trái với qui chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính qui của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

5.  Chấm thi và phúc khảo bài thi

5.1 Tổ chức chấm thi được thực hiện theo đúng qui chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính qui của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5.2 Học viện sẽ bố trí đặt camera và máy ghi âm tại một số điểm thi năng khiếu trực tiếp nhưng không làm ảnh hưởng đến tâm lý của thí sinh.

5.3 Kết quả thi của thí sinh được công bố công khai trên website của Học viện tại www.vnam.edu.vn và các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định.

5.4 Không phúc khảo các môn thi năng khiếu.

6.  Xét tuyển

6.1 Trường tự chủ xét tuyển, sử dụng kết quả thi riêng trên cơ sở số chỉ tiêu được phân, đảm bảo chất lượng và công bằng.

6.2 Đối với các đối tượng ưu tiên chính sách hay khu vực, mức chênh lệch điểm thực hiện theo quy chế tuyển sinh đại học và cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

6.3 Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT đối với các thí sinh đã có bằng tốt nghiệp văn hóa lớp 12 và bằng tốt nghiệp trung học âm nhạc chính quy, đã đoạt giải thưởng tại các cuộc thi âm nhạc quốc gia hoặc quốc tế có uy tín. Học viện sẽ xét công nhận các cuộc thi dựa trên tiêu chí và quy mô của cuộc thi mà thí sinh đã đoạt giải thưởng. Thủ tục xét tuyển theo quy chế của Bộ GD&ĐT.

 7.  Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát quá trình thực hiện công tác tuyển sinh

Học viện bố trí nhân sự thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy định về công tác xét tuyển, thi tuyển sinh đại học hệ chính quy theo đúng Quy chế tuyển sinh.

  1. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo
  • Báo cáo công tác chuẩn bị tuyển sinh, lịch thi, thời gian thi, địa điểm thi…
  • Báo cáo nhanh về tình hình thi theo từng buổi thi trong suốt quá trình thi tuyển sinh.
  • Báo cáo tổng kết quá trình tuyển sinh, kết quả tuyển sinh, đánh giá những thuận lợi và khó khăn nhà trường gặp phải.

9. Sự phối hợp và hỗ trợ của các ban, ngành địa phương trong các khâu của công tác tuyển sinh

 Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam phối hợp với Công an phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội, Phòng PA83 - Công an thành phố Hà Nội, Điện lực quận Đống Đa…trong toàn bộ quá trình tuyển sinh.

10. Danh mục ngành và mã ngành ( theo Thông tư số 34/2011 /TT-BGDĐT ngày 11/8/2011).

STT

               NGÀNH ĐÀO TẠO

       MÃ NGÀNH

1

Âm nhạc học

 

       52210201

2

Sáng tác âm nhạc

 

       52210203

3

Chỉ huy âm nhạc

(02 Chuyên ngành )

       52210204

4

Thanh nhạc

 

       52210205

5

Biểu diễn nhạc cụ phương Tây

(16 Chuyên ngành )

       52210207

6

Nhạc Jazz (06 Chuyên ngành)

       52210209

7

Piano 

 

       52210208

8

Biểu diễn nhạc cụ Truyền thống

(07 Chuyên ngành)

       52210210

 

PHẦN 5. MỤC ĐÍCH, NGUYÊN TẮC, ƯU ĐIỂM, LỘ TRÌNH VÀ CAM KẾT THỰC HIỆN

1. Mục đích

  • Nâng cao chất lượng tuyển sinh đầu vào, đáp ứng mục tiêu đào tạo âm nhạc và phù hợp điều kiện cũng như tính chất đặc thù đối với các ngành đào tạo tại Học viện Âm nhạc quốc gia Việt nam.
  • Phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam trong công tác tuyển sinh; mở rộng nguồn tuyển sinh, nhằm nâng cao chất lượng tuyển chọn đầu vào, phù hợp với đặc điểm và mục tiêu đào tạo nhân lực ngành âm nhạc.
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh thi vào Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam và bảo đảm để thí sinh vẫn có cơ hội tham gia thi và xét tuyển vào các trường đại học khác.

2. Nguyên tắc

  • Không gây khó khăn đối với các thí sinh tham gia dự thi.
  • Đảm bảo đúng các quy định của pháp luật, của Quy chế tuyển sinh, không phát sinh tiêu cực trong tổ chức thi tuyển sinh riêng.
  • Thông tin về công tác tuyển sinh của Học viện phải công bố công khai, minh bạch, tạo cơ chế để thí sinh và xã hội giám sát.

3. Ưu điểm của phương án tuyển sinh

  • Việc tổ chức thi tuyển kết hợp với xét tuyển cho phép lựa chọn được các sinh viên có đủ điều kiện về kiến thức văn hóa (thông qua kết quả học tập ở phổ thông) và có năng khiếu (thông qua thi tuyển các môn năng khiếu) phù hợp với các chuyên ngành đặc thù của Học viện.
  • Phát huy được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong công tác tuyển sinh.
  • Học viện được chủ động về thời gian tuyển sinh, tạo điều kiện để thí sinh có thể thi vào các trường đại học khác.
  • Học viện có điều kiện tuyển chọn chất lượng đầu vào tốt hơn do xét tuyển môn Ngữ văn, thí sinh có thời gian chuẩn bị nhiều hơn cho việc thi các môn năng khiếu.
  1. Lộ trình

Năm 2014, 2015 và 2016 Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam là 1 trong 10 trường thuộc khối Văn hóa - Nghệ thuật được Bộ GD-ĐT phê duyệt đề án tuyển sinh riêng. Rút kinh nghiệm công tác tổ chức tuyển sinh năm 2015 và 2016, tiếp thu ý kiến đóng góp trên các phương tiện thông tin đại chúng, Học viện sẽ đưa ra các điều chỉnh cần thiết để tiếp tục thực hiện đề án tuyển sinh riêng năm 2017 và những năm tới.

  1. Cam kết thực hiện
  • Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam cam kết tổ chức tuyển sinh theo  Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và dưới sự chỉ đạo và giám sát của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  • Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam cam kết và chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm túc, an toàn, đúng quy định trong tất cả các khâu của công tác tuyển sinh.
  • Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thí sinh tham gia đăng dự thi, đảm bảo nghiêm túc, công bằng, khách quan và chống mọi hiện tượng tiêu cực.
  • Các thông tin về hoạt động tuyển sinh của trường được công bố rộng rãi, công khai, để xã hội, phụ huynh và thí sinh theo dõi, giám sát.
  • Xử lí nghiêm túc, đúng quy định của pháp luật các hiện tượng tiêu cực, hành vi vi phạm Quy chế nếu có.
  • Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo kịp thời. Kết thúc kỳ tuyển sinh năm 2017, Học viện Âm nhạc quốc gia Việt nam sẽ tiến hành tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm, báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Giáo dục và Đào tạo./.
Đầu trang
  
English


Các khoa, bộ môn
Khoa Piano
Khoa Dây
Khoa Kèn - Gõ
Khoa Accordion - Guitar- Organ
Khoa nhạc Jazz
Khoa Thanh nhạc
Khoa Âm nhạc Truyền thống
Khoa Sáng tác - Chỉ huy - Âm nhạc học
Khoa Kiến thức Âm nhạc
Khoa Văn hoá và Kiến thức cơ bản

Quảng cáo
Liên hệ quảng cáo
HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM
77 Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội
ĐT: +844 3851 4969 / 3856 1842 - Fax: +844 3851 3545
Website: www.vnam.edu.vn - Email: hvan@vnam.edu.vn