Trang chủ
Giới thiệu
Tổ chức
Ba công khai
Hoạt động
Tuyển sinh
Đào tạo
Biểu diễn
Nghiên cứu
Hợp tác quốc tế
Liên hệ

Kỷ niệm 65 năm thành lập Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
Giảng viên
Sinh viên
Quản lý Đào tạo
Thư điện tử Bộ VHTTDL
Thư điện tử Học viện
e-VNAM
Học bạ điện tử
Tin ảnh

Lượt truy cập: 13705225
Tin tức hoạt động Thứ bảy, 21/12/2024

Giáo sư - Nghệ sĩ Nhân dân - Nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương là một nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng, thuộc thế hệ đầu tiên của tân nhạc Việt Nam. Ông là tác giả của những ca khúc tiền chiến bất hủ,những ca khúc kháng chiến cách mạng, những tác phẩm khí nhạc mà cho tới tận ngày nay đông đảo công chúng vẫn còn ghi nhớ và đón nhận. 

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương sinh trưởng tại Thừa Thiên-Huế. Năm 1936, khi tốt nghiệp Quốc học Huế, ông đã mở đầu sự nghiệp sáng tác của mình với bài Trên sông Hương, đây là một trong những tác phẩm tân nhạc đầu tiên ở Huế. Năm 1939, ông chuyển ra Hà Nội học tập và nhạc phẩm Đêm đông đã được ông viết trong thời gian này, trở thành giai điệu bất hủ, được rất nhiều người trong chúng ta biết đến.

Trong Kháng chiến chống Pháp, ông làm công tác tuyên truyền ở mặt trận Bình Trị Thiên. Bài hát Bình Trị Thiên khói lửa của ông ra đời và gây được ấn tượng mạnh mẽ, góp phần cổ vũ cho tinh thần kháng chiến anh dũng của dân tộc. 

Hoà bình lập lại, ông tập kết ra Bắc và là một trong những nhạc sĩ đầu tiên soạn nhạc cho các điệu múa chuyên nghiệp, sáng tác các tác phẩm về đề tài kháng chiến, những ca khúc, hợp xướng... Trong thời kỳ này, nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương còn là trưởng đoàn kiêm chỉ đạo nghệ thuật của hầu hết các đoàn nghệ thuật ca múa nhạc Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đi biểu diễn ở nước ngoài.

Sau khi đi học ở Cộng hoà Dân chủ Đức, nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương sáng tác nhiều tác phẩm khí nhạc như Ngày hội non sông cho dàn nhạc dây, Rhapsodie số 2 cho đàn T’rưng và dàn nhạc giao hưởng, Trở về đất mẹ cho violoncelle và piano... Đặc biệt, bản giao hưởng thơ Đồng khởi của ông đã được trình diễn lần đầu tại thành phố Leipzig, Cộng hoà Dân chủ Đức năm 1971. 

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương là người thầy của nhiều thế hệ nhạc sĩ, nghệ sĩ. Ông là Giám đốc Nhạc viện Hà Nội (nay là Học viện ÂNQGVN) trong giai đoạn 1972-1984. Ông đã đóng góp nhiều công sức và tâm huyết để xây dựng hệ Trung cấp Âm nhạc cổ truyền tại Nhạc viện được nâng cao và phát triển lên thành hệ Đại học. Ông cũng dành nhiều thời gian biên soạn sách về âm nhạc như cácTuyển tập piano, Tuyển tập dân ca Việt Nam….

Ông cũng là người đầu tiên trong giới âm nhạc được Nhà nước tặng thưởng danh hiệu cao quý: danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân và Giải thưởng Hồ Chí Minh.

Nhắc đến Nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương, những người yêu nhạc sẽ nhớ ngay đến Đêm đông, Bình Trị Thiên khói lửaTrở về đất mẹ, Đồng khởi… Những nhạc sĩ, nghệ sĩ trong lĩnh vực âm nhạc biết và nhớ tới tên tuổi của ông gắn liền với di sản âm nhạc đồ sộ cùng các tác phẩm khí nhạc từng đại diện cho âm nhạc Việt Nam được nhiều nghệ sĩ nổi tiếng biểu diễn trên các sân khấu quốc tế từ nhiều thập kỷ trước; cũng như những đóng góp quan trọng đối với sự khí nhạc Việt Nam, sự kết hợp nhuần nhuyễn âm nhạc truyền thống dân tộc với kỹ thuật hiện đại trong các tác phẩm của ông.

Nhắc đến nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương, những người thân, người bạn, người học trò của ông luôn nhớ về ông như một tấm gương lớn về sự nỗ lực tự học tập và rèn luyện; về một nhân cách sáng của tình yêu thương, sự chân thành và lòng bao dung. Những giá trị và di sản quý báu ông để lại cho hậu thế không chỉ là những tác phẩm âm nhạc đã khẳng định vị trí của người nhạc sĩ có nhiều cống hiến quan trọng cho âm nhạc chuyên nghiệp Việt Nam, mà hơn thế nữa, ông còn là người thầy, người dẫn dắt, là biểu tượng của trí tuệ, của tinh thần cao cả, tấm lòng nhân ái đối với con người, đối với đồng nghiệp và học trò. Nhiều tài năng âm nhạc đã được ông phát hiện, động viên, tạo điều kiện trong học tập, được ông lựa chọn và cử đi học ở nước ngoài. Rất nhiều trong số đó đã trở thành các nhạc sĩ, ca sĩ, nghệ sĩ có tên tuổi, đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam ngày càng phát triển.

Chương trình hoà nhạc kỷ niệm 100 năm ngày sinh của GS.NSND. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương đã được tổ chức trọng thể tại phòng hoà nhạc lớn Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam tối 9/11/2019 với sự tham gia của các giảng viên, nghệ sĩ, sinh viên và học sinh của Học viện. Các tác phẩm được lựa chọn biểu diễn đều là những sáng tác tiêu biểu của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương, những tác phẩm đã gắn với tên tuổi của ông và cho tới tận bây giờ vẫn được công chúng đón nhận nhiệt liệt như tiết mục Trở về đất mẹ do 140 sinh viên và học sinh khoa đàn Dây thể hiện, Đêm đông (ca sĩ Lan Anh), Bài ca trên núi (ca sĩ Anh Thơ), Bình Trị Thiên khói lửa (NSND. Quốc Hưng), Tổ quốc tôi chưa đẹp thế bao giờ (NSND. Quang Thọ và dàn hợp xướng khoa Thanh nhạc), Rhapsody số 2 cho T'rưng và dàn nhạc (NSƯT. Hoa Đăng), giao hưởng thơ Đồng khởi (Dàn nhạc giao hưởng Hà Nội).

Cũng trong chương trình kỷ niệm, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam đã công bố thành lập quỹ học bổng Nguyễn Văn Thương để hỗ trợ các sinh viên học sinh xuất sắc, các tài năng âm nhạc trẻ có hoàn cảnh khó khăn. 

Khán thính giả của chương trình cũng nhiệt liệt chào đón và lắng nghe những NSƯT. Đặng Thị Thanh Hảo, người bạn đời gắn bó của nhạc sĩ chia sẻ những ký ức và kỷ niệm với nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương. 

Thế hệ cán bộ, giảng viên, sinh viên, học sinh của Học viện ÂNQGVN ngày nay, hơn ai hết, luôn hiểu rõ và nhớ ơn các thế hệ đi trước – những người đã cống hiến trí tuệ và sức lực để xây dựng và phát triển không chỉ ngôi trường âm nhạc này mà còn vun đắp nên những giá trị tinh thần sâu sắc và nhân văn cho hiện tại và cho các thế hệ mai sau. Đó chính là di sản quý giá mà nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương cũng như các nhạc sĩ đi trước đã để lại cho các thế hệ sau.

 

Bài: Hoang Nguyen - Ảnh: Thời đại 

Đầu trang
  
English


Các khoa, bộ môn
Khoa Piano
Khoa Dây
Khoa Kèn - Gõ
Khoa Accordion - Guitar- Organ
Khoa nhạc Jazz
Khoa Thanh nhạc
Khoa Âm nhạc Truyền thống
Khoa Sáng tác - Chỉ huy - Âm nhạc học
Khoa Kiến thức Âm nhạc
Khoa Văn hoá và Kiến thức cơ bản

Quảng cáo
Liên hệ quảng cáo
HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM
77 Hào Nam, Đống Đa, Hà Nội
ĐT: +844 3851 4969 / 3856 1842 - Fax: +844 3851 3545
Website: www.vnam.edu.vn - Email: hvan@vnam.edu.vn